HOTLINE: 0919 755866

Phân tích hiệu quả kinh tế của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

05/08/2019 | 1543 |
0 Đánh giá

Mô hình điện mặt trời trên mái nhà (áp mái) mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội: Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây; Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện; Đối với vùng sâu, vùng cao, hải đảo… điện mặt trời trên mái nhà đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội

Ngày nay, việc sử dụng năng lượng mặt trời cho mục đích phát điện không còn xa lạ với mọi người.

Do vị trí địa lý và khí hậu mà giá trị bức xạ của Việt Nam theo phương ngang dao động từ 897 kWh/m2/năm đến 2108kWh/m2/năm. Tương ứng giá trị 2,46 kWh/m2/ngày đến 5,77 kWh/m2/ngày.

Tổng diện tích khả dụng là rất lớn, chiếm gần 14% tổng diện tích toàn quốc, với tiềm năng kỹ thuật khả dụng đến 1.677.461 MW, sản lượng điện dự kiến 262.327 TWh/năm.

Dự án điện mặt trời trên mái nhà (ĐMTMN) là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà, hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức, hoặc cá nhân làm chủ đầu tư có đấu nối và bán điện lên lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

1/ Cơ chế mua bán điện

Theo Thông tư 05/2019-BCT, các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

Giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là tiền Việt Nam đồng (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Năm dự án Giá mua điện (VNĐ) Tỉ giá VNĐ/ USD
Trước 01/01/2018 2.086 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.316 đồng/USD
01/01/2018 31/12/2018 2.096 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.425 đồng/USD
01/01/2019 31/12/2019 2.134 đồng/kWh (9,35 UScents/kWh) 22.825 đồng/USD
Từ 2020 tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh Theo tỉ giá NHNN ngày 31/12 của năm liền trước

2/ Hệ thống điện mặt trời hòa lưới tiết kiệm chi phí đầu tư

Nhờ quy mô nhỏ, lắp đặt phân tán nên ĐMTMN thường được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu, không cần đầu tư thêm hệ thống lưới điện truyền tải.

Vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, các hệ thống ĐMTMN phát điện tự cung cấp một phần, hoặc toàn phần nhu cầu phụ tải của hộ tiêu thụ, và có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm khả năng sự cố điện.

Tùy thuộc quy mô lắp đặt mà hệ thống ĐMTMN có thể cung cấp hoàn toàn 100% lượng điện năng cho khách hàng (ban ngày phát dư lên lưới điện, ban đêm sử dụng ít hơn); hoặc làm giảm chỉ số tiêu thụ điện năng (khách hàng trả tiền mua điện mức giá thấp, bậc 1-2-3), không mất chi phí, hoặc giảm chi phí tiền mua điện giá cao (bậc 4-5-6). Phần điện dư thừa được các công ty điện lực mua lại với giá tương đương với 9,35 UScents/kWh (2134 VNĐ/kWh, theo giá năm 2019).

Dưới đây là bảng giá điện sinh hoạt theo 6 bậc, được ban hành tháng 3 năm 2019:

Biểu giá điện sinh hoạt tháng 3/2019.

Phần mái nhà được cách nhiệt bằng hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời giúp giảm nóng cho ngôi nhà, khu sản xuất, văn phòng và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Hệ thống không sử dụng ắc quy do đó không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy. Đặc biệt, hệ thống này có tuổi thọ kéo dài trên 30 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường.

Bảng mô tả hiệu quả kinh tế pin năng lượng mặt trời áp mái:

Qui mô (kWp) 3,3 5,28 10,5 20,46 50 80 100 150 200
Điện năng/tháng (kWh) 495 810 1680 3115 7780 12450 15570 22360 31150
Số tấm pin 330Wp 10 16 32 62 152 242 303 455 606
Diện tích m2 20 36 80 140 360 560 660 990 1350
Giảm

CO2/tháng

235kg 395kg 795kg 1595kg 3975kg 6360kg 7955kg 11925kg 15900kg
Chi phí đầu tư VNĐ 80,8 triệu 124,6 triệu 242,9 triệu 450 triệu 1 tỉ 1,6 tỉ 2 tỉ 3 tỉ 4 tỉ
Thời gian hoàn vốn 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm 6 năm

3/ Khảo sát và thỏa thuận đấu nối

Nguyên tắc thoả thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.

Sơ đồ ĐMTMN hòa lưới không dự trữ.

Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp, thì các công ty điện lực, điện lực (CTĐL/ĐL) thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau:

Công suất Lưới điện hạ áp 01 pha Lưới điện hạ áp 3 pha
<03kWp Đấu nối Đấu nối
>3kWp Cho phép nếu vẫn đảm bảo vận hành an toàn ổn định (khách hàng đang sử dụng điện 1 pha) Đấu nối

Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án, hoặc xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.

Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.

4/ Một số kiến nghị, đề xuất

Mô hình ĐMTMN mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội:

Thứ nhất: Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây. Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện. Đối với vùng sâu vùng cao, hải đảo… ĐMTMN đem lại hiệu quả cao về mặt chính trị, xã hội.

Thứ hai: Hộ tiêu thụ điện giảm chi phí tiền, được bán điện cho công ty điện lực với giá cao hơn giá mua điện bậc 1-2-3.

Một số kiến nghị:

Thứ nhất: Chính phủ xem xét cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư; có cơ chế cho các nhà đầu tư thuê lắp đặt hệ thống ĐMTMN bán điện lại cho điện lực (ưu đãi vốn vay ngân hàng).

Thứ hai: Các bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng, cũng như hệ thống lưới điện.

THS. NGUYỄN HỮU KHOA – TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP. HCM


Tin tức liên quan

Bình luận