Tại sao đã đến lúc người dân nên đầu tư điện năng lượng mặt trời?
Cách đây vài năm, đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời được xem như là thứ xa xỉ. Trong vòng 5 năm gần đây giá thành 1 kwp điện năng lượng mặt trời đã giảm 82%, hơn nữa chính phủ đang tạo điều kiện tốt nhất để phát triển năng lượng tái tạo bằng các chính sách mua điện và đấu nối hấp dẩn. Vì vậy, hơn lúc nào hết đây là thời điểm thích hợp để người dân đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái nhà .
Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính tới ngày 31/7, cả nước có 42.694 hệ thống điện mặt trời áp mái được phát triển, với công suất 917 MWp. Cũng trong 7 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện mà các hệ thống này đã phát lên lưới là hơn 300 triệu kWh.
So với con số 377,9 MWp được lắp đặt trước ngày 31/12/2019, dễ nhận thấy trong 7 tháng qua. đã có sự gia tăng chóng mặt ở lĩnh vực điện mặt trời áp mái. Bên cạnh sự hưởng ứng của nhiều hộ gia đình khi lắp đặt các hệ thống điện mặt trời áp mái trên nóc nhà để tự dùng, lĩnh vực điện mặt trời áp mái cũng có sự tham gia của các nhà đầu tư với nguồn gốc khá đa dạng. Sự phát triển nhanh chóng của điện nặng lượng mặt trời áp mái xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Hệ thống điện NLMT do MKSolar thi công tại Sadec, Đồng Tháp
Giá đầu tư điện năng lượng mặt trời giảm mạnh
Một nguyên nhân khác tác động lớn đến quyết định lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái của các hộ gia đình là chi phí đầu tư hiện nay đã giảm đáng kể, mức giảm từ 30%-50% so với cách đây hơn 1 năm. Ông Trần Sơn Anh, Giám đốc Công ty cổ phần MKSolar, phân tích trước đây một hộ gia đình đầu tư 3 KWp điện mặt trời áp mái phải tốn chi phí từ 90-100 triệu đồng, nay chỉ còn khoảng 45-60 triệu đồng. Nếu đầu tư 5 KWp, chi phí từ 150 triệu đồng giảm còn 70-80 triệu đồng. Mức giảm giá đáng kể này là do trên thị trường xuất hiện nhiều nhà cung cấp làm tăng tính cạnh tranh, khiến giá thành các thiết bị đều giảm. Với việc giảm giá khá sâu này giúp cho việc thu hồi cho các dự án điện năng lượng mặt trời áp mái chỉ còn từ 3 đến 4 năm trong khi thời gian tồn tại của hệ thống lên đến 25-30 năm.
Đầu tư để kịp giá FIT2 sẽ hết hiệu lực 31/12/2020
Từ ngày 01/01/2020 đến 31/12/2020, giá mua điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) là 1.940 đồng/kWh (tương đương với 8,38 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2019 là 23.155 đồng/USD). Giá mua điện này cố định trong hợp đồng đến 20 năm. Kể từ năm 2021 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm bằng tiền đồng Việt Nam (tính đến hàng đơn vị đồng, không làm tròn số) tương đương với 8,38 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Đây là mức giá hấp dẫn cho các nhà đầu tư và hết hiệu lực vào 31/12/2020. Sau thời điểm này chính phủ sẽ xem xét và áp dụng giá mới. Vì vậy để tránh việc giảm giá mua điện nên các hộ dân tranh thu đầu từ nước rút để có chính sách giá ưu đãi như hiện nay.
Giá điện xu hướng ngày càng tăng
Trong 10 năm gần đây thì mỗi lần điều chỉnh giá điện thì đều theo chiều hướng tăng. Trong tháng 8 năm 2020, Bộ Công Thương đã có Văn bản gửi các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh thành phố, các hiệp hội ngành nghề, các đơn vị điện lực có liên quan để tham gia ý kiến lựa chọn các phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg. Trên cơ sở ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp, đánh giá để hoàn chỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dự kiến áp dụng từ năm 2021. các phương án được đưa ra như sau :
Hầu như tất cả phương án thì giá điện sẽ tăng vào đợt điều chỉnh 2021.
Các ngân hàng có nhiều chính sách cho vay ưu đãi các dự án điện năng lượng mặt trời
Hàng loạt ngân hàng gần đây triển khai các gói vay với cá nhân và doanh nghiệp để đầu tư lắp điện mặt trời áp mái, lãi suất từ 7% mỗi năm trở lên.
Ngân hàng HSBC VN vừa hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư GIC triển khai cho khách hàng hiện hữu của HSBC tại TP.HCM và Đà Nẵng vay vốn để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái.
Lãi suất khoản vay là 11,99% dành cho khách hàng Premier và 12,99% dành cho khách hàng cá nhân khác, thời hạn cho vay đến 60 tháng.
Ngoài ra người vay còn được chiết khấu trực tiếp cho hệ thống điện năng lượng mặt trời của GIC với mức giảm 14% cho khách hàng Premier và 12% cho khách hàng cá nhân khác.
Ông Phương Tiến Minh, giám đốc toàn quốc khối khách hàng bán lẻ và quản lý tài sản HSBC VN, cho biết việc triển khai gói vay nằm trong mục tiêu thúc đẩy phát triển năng lượng sạch và các giải pháp xanh tại thị trường VN.
Chẳng hạn, HDBank cho vay với doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà, tỉ lệ vay lên đến 70%, thời hạn cho vay 5 năm.
Tài sản bảo đảm chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỉ đồng, dành cho tất cả khách hàng doanh nghiệp trên cả nước và được HDBank hỗ trợ đối tác liên kết chuyên lắp đặt, thi công, bảo trì, bảo hành hệ thống.
Với các điều kiện ưu đãi như trên, dự kiến tự nay đến cuối năm thị trường điện năng lượng mặt trời áp mái sẽ nhộn nhịp hơn bao giờ hết, các hộ dân sẽ đầu tư để hưởng giá ưu đãi mua điện từ FIT2 mạng lại.
Thiện Trần